Hướng dẫn thổi tiêu sáo với các kỹ thuật, và những điều cần chú ý là rất cần thiết. nếu bạn chỉ thổi sáo đơn giản thì bạn chỉ cần chú những lưu ý và mẹo sẽ học và thổi cực nhanh.

Hướng Dẫn Tự Học             Tiêu Sáo

cách đặt tay và bấm nút thổi đồ rê mi fa sol la si đô…… Màu đen biểu tượng cho việc đặt tay, màu trắng là để trống

Hướng Dẫn Tự Học Tiêu Sáo

Đọc Xong Bài Viết Này Cùng 3 Bài Viết Trước Về Cách Hướng Dẫn Các Kỹ Thuật, Và Hiểu Về Nguyên Tắc Cũng Như Các Bước Tư Thế Thổi Sáo, Cầm Sáo,… Bạn Cần Phải Lưu Ý Những Điều, Điểm Ở Bài Viết Này Để Có Thể Thổi Sáo Nhanh Hơn.

>>> Bạn cảm thấy tự tin thì mời bạn tiến hành cover các ca khúc cảm âm sáo trúc hay nhất được tuyển chọn .

1.Lưu Ý:

  • Thứ nhất: các bạn đã tập thành thục lưỡi đơn.
  • Thứ hai: ngón của bạn đã khá nhanh.
  • Thứ ba: phải có sự kiên nhẫn cao, tập từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh. Nên tập nhuần nhuyễn các bài tập lưỡi kép trước khi bước vào các tác phẩm. Vì sự nôn nóng dễ dẫn đến sai lầm trong việc tập lưỡi kép, khi các bạn đã đánh lưỡi kép sai rồi, thành thói quen rồi thì việc sửa lưỡi lại cho đúng còn mất thời gian hơn nhiều so với tập đúng ngay từ đầu.
Các bạn cũng đừng đặt ra cho mình một khoảng thời gian nào là phải luyện xong lưỡi kép, như vậy sẽ tạo áp lực về tâm lý cho bạn bởi tập đánh lưỡi kép cần sự thoải mái về tâm lý và thả lỏng về cơ thể.

2. Phương Pháp:

Đánh lưỡi kép là trình bày những chùm kép bằng cách đánh lưỡi vào tất cả các note thường là nhanh hoặc rất nhanh với yêu cầu các note phát ra phải rõ ràng.
Trước tiên các bạn phải tập đọc lưỡi kép trước khi bắt tay tập trên sáo. Một số tài liệu có ghi phương pháp đọc lưỡi kép phải phát âm chữ: Tốc cô tốc cô tốc cô……hoặc tắc ka tắc ka tắc ka……tôi nghĩ là chưa chính xác vì khi phát âm chữ “tốc” không cùng dấu với chữ “cô” và chữ “tắc” không có cùng dấu với chữ “ka”. Trên thực tế chữ ‘tốc” khi ta phát âm lưỡi sẽ bật mạnh và khi ta phát âm chữ “cô” lưỡi sẽ cử động nhẹ hơn. Vì thế những bạn theo phương pháp này khi đã tập thành công lưỡi kép vẫn còn bị một khiếm khuyết. Đó là lúc trình bày một chùm kép gồm những note có cao độ khác nhau thì không sao. Nhưng khi trình bày một chùm kép gồm bốn note “Đô” chẳng hạn thì những note “Đô” này được phát ra với cao độ không bằng nhau, note “Đô” nào rơi vào chữ “Tốc” sẽ có cao độ cao hơn những note “Đô” rơi vào chữ “cô”.

Có 3 cách đánh lưỡi kép dành cho 3 âm vực: Thấp-Trung-Cao
Âm hình thứ nhất: chùm 4 kép.
-Thấp:
tu ku tu ku – tu ku tu ku
-Trung:
ta ka ta ka – ta ka ta ka
-Cao:
ti ki ti ki – ti ki ti ki ti ki
Âm hình thứ hai: một note đơn và hai note kép
-Thấp:
tu tu ku – tu tu ku …
-Trung:
ta ta ka – ta ta ka …
-Cao:
ti ti ki – ti ti ki …

3. Luyện Tập:

  • Khi đã đọc nhuần nhuyễn hai loại âm hình trên với tốc độ nhanh, các bạn có thể bắt đầu chuyển sang tập với cây sáo. Các bạn có thể tham khảo các bài tập đánh lưỡi kép trong cuốn dạy thổi sáo của Đức Tuỳ hay Hồng Thái có bán ở các nhà sách.
  • Các bạn cần tập từ chậm đến nhanh để các ngón tay có thể đáp ứng kịp với lưỡi.
  • Đối với những đoạn chạy dài hơi, ví dụ như trong bài “Anh vẫn hành quân” hay “Cùng hành quân giữa mùa xuân”…các bạn cũng cần tập từ chậm đến nhanh, chia nhỏ đoạn chạy kép đó ra để tập sau đó mới ráp lại thành một khúc chạy hoàn chỉnh. Một mẹo nhỏ là các bạn học thuộc lòng đoạn chạy kép đó rồi bắt đầu tập trên sáo mà không cần nhìn sách, lúc đó tư tưởng sẽ không bị phân tán, mà chỉ để ý đến ngón tay. Như vậy đoạn chạy kép sẽ luyện nhanh hơn.
  • Cách giữ nhịp khi đánh lưỡi kép: Trong khi đánh lưỡi kép các bạn chỉ nên đập 1 nhịp ở đầu mỗi ô nhịp lúc đã tăng tốc độ lên cực nhanh thì hai ô nhịp mới đập một nhịp; như vậy thì nhịp của bài mới được giữ ổn định.

Chúc các bạn thành công.

    Bài viết tạo bởi http://topcamam.net
    Nguồn: top cảm âm
    Loading comments....